Ý nghĩa của đôi Hạc trên ban thờ có thể bạn chưa biết

Ý nghĩa của đôi Hạc trên ban thờ có thể bạn chưa biết
Ngày đăng: 08/04/2024 03:43 PM

    Từ xa xưa, hạc được xem là một loài chim quý, tượng trưng cho sự thanh tao, thuần khiết, không sa đọa, tham lam. Hạc còn là loài chim biểu tượng của sự nghĩa hiệp, ưu tú, nghĩa hiệp, chúng thường xuất hiện bên cạnh các vị thần tiên. Hạc cũng là loài chim tượng trưng cho trường thọ, biểu thị khát vọng trường tồn, may mắn. Trong sách “Tướng Hạc Kinh” có câu ví chim hạc là loài “thọ bất khả lượng”, nghĩa là sống lâu không thể tính được. Vì vậy, người ta thường lấy hình ảnh hạc đồng để thay cho lời chúc tốt đẹp sức khỏe và sự trường thọ. 

    Bên cạnh đó, rùa cũng là loài vật được tôn trọng từ ngàn xưa, không chỉ đơn thuần là biểu tượng của sự trường thọ mà còn mang ý nghĩa bảo vệ, che chở, sự sang trọng. Trong phong thủy, rùa mang ý nghĩa gắn kết gia đình bền chặt. Vì vậy, hạc đứng trên lưng rùa trở thành sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời đất, hai thái cực âm và dương.

    Trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Việt Nam, hạc thờ được sử dụng để đặt trên bàn thờ gia tiên thể hiện sự hiếu thuận, biết ơn, gìn giữ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Hình ảnh hạc ngậm sen đứng trên lưng rùa là biểu tượng của sự kết hợp âm dương, đất trời, thể hiện mong ước một đời bình an, yên ấm của mỗi gia đình.

    Trong phong thủy, ý nghĩa đôi hạc thờ cúng được xem như một biện pháp “trấn phong thủy”, có khả năng ngăn chặn tà khí, điều không may mắn xâm nhập vào nhà. Đôi hạc đồng được đặt đúng vị trí liên kết tâm linh sẽ giúp gia đình luôn hòa thuận, hạnh phúc, tránh được những điều xui rủi, vạn sự thuận lợi.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0